1. Bố trí giếng trời ở vị trí hợp lý
- Mỗi căn nhà có những diện tích, kích thước cũng như ưu nhược điểm riêng nên cần xem xét kỹ vị trí trong nhà để có thể bố trí một khu vực hợp lý.
- Đối với những nhà ống có lợi thế về chiều dài thì KTS có thể bố trí giếng trời ở giữa hoặc cuối nhà để ánh sáng thiên nhiên được lưu thông một cách tốt nhất cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ, phong thủy.
- Ngoài ra bạn có thể căn cứ vào thực tế nhu cầu sinh hoạt của gia đình, lợi thế của khu đất để đưa ra một phương án hợp lý. Tuy nhiên cần sự tư vấn của kiến trúc sư để tạo nên một bố cục không gian hoàn hảo nhất.
- Đối với những nhà ống có diện tích nhỏ thì giếng trời cần xem xét kích thước tránh ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt, chiếm diện tích của ngôi nhà.
2. Hệ thống thoát nước sàn hợp lý
- Thiết kế những hệ thống thoát nước sàn rất quan trọng đặc biệt là những giếng trời không có mái che vì thế cần phải tính toán kỹ lưỡng để tránh tình trạng gây ngập ứ nước trong nhà.
- Hiện nay nhiều nhà tận dụng khu vực giếng trời để làm vườn tiểu cảnh trong nhà vì thế cũng cần có những phương án xử lý nước kịp thời để cây xanh không bị chết.
Vào mùa mưa, lượng nước mưa nhiều có thể gây ra tình trạng ứ đọng nước từ đó khiến cho bề mặt sàn bị ầm và hư hỏng hoặc nước mưa sẽ bắn vào những khu vực xung quanh. - Bạn cần lưu ý điều này khi thiết kế giếng trời nhằm đảm bảo sự khô thoáng, tránh trường hợp ở trong nhà mà mưa ngập giống như ở ngoài trời
3. Độ phẳng tường của giếng trời
- Như bạn biết thiết kế giếng trời là dạng ống thông giữa các tầng của một ngôi nhà nhằm tạo độ thoáng giữ các không gian, lấy sáng cho các tầng lầu với sự liên kết, liên thông với nhau vì thế ít nhiều ảnh hưởng đến tiếng ồn.
- Vì thế thiết kế giếng trời cho nhà ống, KTS luôn tạo ra những trang trí, điểm nhấn để khắc phục những vấn đề này bằng việc sử dụng các loại đá, giấy dán tường hoặc trang trí thêm cây xanh để hạn chế việc thông âm thanh giữa các tầng.
- Cần lưu ý đều này để giúp ngôi nhà của bạn đảm bảo sự yên tĩnh, tránh được sự ồn áo làm mất đi tính riêng tư trong nhà ở cũng như đối với các nhà phố xung quanh.
-
4. Lưu ý đến các biện pháp chống dột, chống mưa tạt qua giếng trời
- Trước khi thiết kế giếng trời cho nhà ống bạn cần tính toán kỹ lưỡng và trao đổi với kiến trúc sư để tính đến việc lớp mái lấy sáng hợp lý. Hiện nay vật liệu kính cường lực được nhiều ngươi ưu tiên sử dụng.
- Tuy nhiên các vật liệu như tấm lớp polycarbonat, kính cường lực không thể liên kết bền vững với xi măng, bê tông. Vì thế cần thông qua liên kết trung gian là thép,
- Khoảng vượt của mái lợp cũng phải hợp lý để tránh mưa tạt trực tiếp vào giếng trời. Việc vừa bảo đảm thông gió vừa bảo đảm mưa không tạt vào rất cần sự thiết kế chỉnh chu và thi công đúng kỹ thuật, nếu không thì sự bền vững sẽ không có.
- Các khung thép để bảo vệ kẻ gian đột nhập vào trong nhà cũng cần lưu ý thiết kế đảm bảo kỹ thuật và thẩm mỹ.
- Hiện nay với việc phát triể các công nghệ cắt thép lá CNC, chúng ta có thể làm được những giếng trời có hoa văn đẹp mắt, vừa mang tính trang trí vừa bảo đảm an toàn, an ninh cho toàn bộ ngôi nhà.
- Nhiều gia đình tận dụng phần giếng trời để có thể trang trí trên tường nhiều cây xanh, hệ thống đèn trang trí vì thế khi xảy ra lỗi do hệ thống điện thì việc bảo trì, sữa chữa khá khó khăn vì thế cần phải lưu ý đến vấn đề này.
5. Tránh thiết kế rườm rà
- Thiết kế giếng trời cho nhà ống với mục đích chính là cung cấp ánh sáng, mang lại sự thông thoáng vì thế tránh thiết kế rườm rà, nhiều chi tiết và bộ phận vì ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng lưu thông và chiếu sáng vào ngôi nhà của bạn.
-
Trên đây là những lưu ý cơ bản khi thiết kế giếng trời cho nhà ống cũng như các công trình khác mà bạn cần lưu ý nhằm sở hữu một mẫu nhà đẹp và không gian sống tiện nghi. Nếu có nhu cầu thiết kế thi công nhà ở hãy liên hệ tới chúng tôi qua để được tư vấn miễn phí nhé.