Chia sẻ cách xử lý các vết nứt bê tông mà không phải ai cũng biết

Hotline tư vấn

0926 70 68 68 (Mr.Đạt)

Email liên hệ

legiaconstructions@gmail.com

Chia sẻ cách xử lý các vết nứt bê tông mà không phải ai cũng biết
Ngày đăng: 18/07/2021 01:22 AM

Các loại vết nứt bê tông phổ biến

Kiểu nứt chân chim: Vết nứt chân chim có hình dạng zig zag, đan vào nhau như hình chân một con chim, vết nứt thường xuất hiện giữa các vết trát và không ăn sâu vào tường gạch, thường là do trong quá trình thi công xây dựng nhà ở việc tô trát không kỹ, khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, trát xi măng quá mỏng..v..v..về lâu dài công trình có hiện tượng nứt nhẹ gây mất thẩm mỹ.

Nứt ở mép tường giáp cột, đà: Những vết nứt này thường có hình dọc hay ngang men theo khu vực tiếp giáp. Vết nứt được tạo ra do lúc thi công thợ đã không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời xây không đúng quy định (xây xiên, xây bằng gạch đinh, gạch thẻ, các góc trống phải miết kỹ hồ). Hệ quả là trong quá trình đông cứng, tường và cả hồ xây, trát đều co ngót một phần làm xuất hiện vết nứt.

Nứt ở mép cửa: Thường xuất hiện ở các góc trên cửa đi, cửa sổ. Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. Muốn ngừa ngay từ đầu, các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm (nếu được thì nên đúc đà lanh tô qua cột). Việc tiết kiệm không đáng chiều dài đà lanh tô dẫn đến kết quả là rất khó sửa các loại vết nứt này.

Kiểu nứt nghiêng trên tường: Những vết nứt này xuất hiện là do công trình bị nghiêng, lún do lúc xây dựng thợ đã không xử lý tốt phần móng và cột trụ. Những vết nứt này nếu để lâu không xử lý sẽ khiến vết nứt lan rộng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sự an toàn của công trình.

Kiểu nứt do ăn mòn: Các vết nứt do ăn mòn thường xảy ra và phát triển dọc theo đường tiếp viện. Loại vết nứt này thường có chiều rộng đồng đều và ngày càng rộng ra khi cột, tường nhà bị lão hóa, tiếp xúc nhiều với nắng, gió. Cốt thép có thể bị ăn mòn và liên kết không đầy đủ giữa bê tông và thanh thép là nguyên nhân gây ra ăn mòn cốt thép trong cột bê tông. Nếu loại vết nứt như vậy không được khắc phục, sự ăn mòn của cốt thép sẽ tăng nhanh đáng kể.

  • Đối với vết nứt kiểu chân chim: Gia chủ cần đục lớp hồ cũ dọc theo các vết nứt, xử lý kỹ, đủ ẩm và tô lại bằng vữa già xi măng, cát mịn. Nếu bị dộp, cần đục bỏ toàn bộ mảng tường để tô lại. Lớp hồ tô phải để tối thiểu 7 ngày mới cho xử lý chà, trét, sơn nước. Xử lý vết nứt bằng sơn đàn hồi, nhờ khả năng đàn hồi tới 300%, vết nứt sẽ được giải quyết triệt để, sau khi sử lý có thể sơn hoàn thiện.
  • Với vết nứt ở mép cột, gia chủ có thể sử dụng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, sau đó dùng vữa có khả năng đông cứng nhanh lấp đầy chỗ bị nứt, cuối cùng là trát lại bằng vữa trát thông thường.
  • Ở các vị trí nguy hiểm có khả năng nứt cao như chỗ tiếp giáp tường với cột, tường với đà hay ở các mép cửa chính, cửa phụ. Khi xây tường, gia chủ cần chú ý về kỹ thuật để tường xây thật phẳng, thẳng, mạch vữa phải no và được miết gọn gàng, không để lồi ra ngoài.Trong quá trình thi công gia chủ có thể đặt một lưới thép để chống nứt do biến dạng hay co ngót. Kỹ thuật như sau: – Trước tiên tô một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất) thật mỏng lên khu vực dự định đặt lưới thép đủ để giữ lưới thép. – Đặt lưới thép lên khu vực vừa tô. – Tô thêm lớp hồ dầu mỏng phía trên. – Tô tường bình thường.

Tuy nhiên việc xử lý vết nứt bê tông không phải khi nào cũng thành công hoặc một số gia chủ do không hiểu biết rõ vể quy trình xử lý khiến chất lượng công trình ngày càng đi xuống đồng thời làm lãng phí thời gian và tốn kém chi ph

 

Liên hệ với chúng tôi

Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây

Zalo
Hotline